Bối cảnh Trận_Monthermé

Sau khi chinh phục Ba Lan năm 1939, Đức bắt tay vào việc chuẩn bị đánh chiếm PhápTây Âu. Theo Kế hoạch Vàng do Bộ Tổng Tư lệnh Đức phê duyệt vào tháng 2 năm 1940, Cụm Tập đoàn quân B (tướng Fedor von Bock) sẽ tiến sang BỉHà Lan để nhử Bộ Tổng chỉ huy Đồng Minh điều quân chủ lực lên mạn bắc, trong lúc Cụm Tập đoàn quân A (tướng Gerd von Rundstedt) tràn qua rừng núi Ardennes và đánh chủ công vào chính diện quân Đồng Minh trên bờ tây sông Meuse.[5][6] Kế hoạch phân công cho Quân đoàn Thiết giáp XIX của Thượng tướng Thiết giáp Heinz Guderian đánh chiếm Sedan ở phía nam, Quân đoàn Thiết giáp XLI của Thượng tướng Thiết giáp Georg-Hans Reinhardt đánh chiếm MontherméNouzonville giữa phòng tuyến Meuse còn Quân đoàn Thiết giáp XV của Thượng tướng Thiết giáp Hermann Hoth đánh chiếm khu vực Houx-Dinant trên hướng bắc. Các quân đoàn Thiết giáp XIX và XLI được phiên chế vào Cụm Thiết giáp Kleist.[7][6]

Sau khi chiến sự bùng nổ tại Tây Âu, Đức điều 3 binh đoàn thiết giáp chủ lực tiến thần tốc ra sông Meuse trong các ngày 1012 tháng 5. Khác với các quân đoàn bạn, Binh đoàn Thiết giáp XLI (gồm các Sư đoàn Thiết giáp số 6, 8 và Sư đoàn Bộ binh Mô tô số 2) gặp nhiều khó khăn đáng kể trong công tác hành quân. Ùn tắc giao thông đã xảy ra trên những con đường hết sức chật hẹp và gập ghềnh mà hai sư Thiết giáp số 6, 8 hành tiến. Không chỉ vậy, họ phải đương đầu với sự chống cự đặc biệt dữ dội của quân Pháp. Vì lẽ đó, chỉ có 3 tiểu đoàn thuộc Sư đoàn Thiết giáp 6 hiện diện trước Monthermé lúc 16h ngày 13 tháng 5 – thời điểm hai binh đoàn Thiết giáp XIX và XLI bắt đầu vượt sông theo Kế hoạch Vàng. Tệ hơn nữa, toàn bộ Sư đoàn Thiết giáp 8 không thể tham gia trận Monthermé và chỉ tới được sông Meuse vào ngày 16 tháng 5. Chưa hết, mặc dù Sư đoàn Bộ binh Mô tô 2 được phân công đánh chiếm đầu cầu ở Nouzonville (cách Monthermé 7 km về phía nam), hai sư đoàn bộ binh thuộc Quân đoàn III do Trung tướng Curt Haase chỉ huy đã làm điều đó trước khi Sư Bộ binh Mô tô 2 đặt chân lên Nouzonville ngày 14 tháng 5.[8][9][10]

Tọa lạc trên 1 bán đảo có 3 mặt giáp sông và nằm dưới chân các vách đá lởm chởm, thị trấn Monthermé được chốt bởi các Đại đội số 4, 5, 6 thuộc Tiểu đoàn 2 Bán Lữ đoàn Súng máy 42 – một đơn vị cấp trung đoàn gồm các sắc lính người MadagascarPháp bản địa. Bán Lữ 42 này nằm trong biên chế của Sư đoàn Đồn binh 102 do tướng Portzer chỉ huy. Cùng với Sư đoàn Bộ binh 61 của tướng Vauthier, Sư Đồn binh 102 nằm trong đội hình Quân đoàn XI do Đại tướng Emmanuel Libaud chỉ huy, trực thuộc Tập đoàn quân số 9. Đằng sau con đường nối bán đảo với đất liền, Portzert xây dựng một phòng tuyến dự bị có dây thép gai bao quanh và giao cho một số trung đội trấn thủ. Phía sau tuyến này không xa có một vài đại đội thuộc các Bán Lữ đoàn 42, 52 (gồm lính Pháp bản xứ và Đông Dương) và Tiểu đoàn Súng máy 3. Không chỉ thành thạo địa hình Montherme, lính Sư Đồn binh 102 được trang bị vũ khí hạng nặng và bố trí trong những công sự kiên cố trên các địa điểm chiến lược dọc theo bờ sông.[4][11]

Liên quan